button chat zalo button chat zalo

Hệ thống cho âm nhạc (music) 1

Trung Chính Audio 07-12-2019, 10:46 am 732

" itemprop="description">

Yêu cầu chung

Trong âm thanh prosound cho chương trình âm nhạc, tiêu chuẩn chấp nhận tối thiểu khi thiết kế hệ thống có khuynh hướng, có thể dự đoán, mở rộng khá đáng kể từ những cái đã có của hệ thống âm thanh nói chuyện (voice) thông thường.

Thứ nhất, trong ứng dụng ca nhạc, mỹ quan hấp dẫn của âm thanh có khuynh hướng ưu tiên cao hơn hệ thống công cộng, thay vì cần điều xa xỉ đó. Thứ hai, chương trình âm nhạc thường lớn hơn phóng thanh rất nhiều. Thứ ba, nhu cầu tăng cường nhạc cụ bass, cần phải bổ sung vào công suất hệ thống ít nhất là 1 - 2 octave trong giải tần số thấp. (Mọi cái khác đều như nhau, chỉ là hệ thống sau đòi hỏi ít nhất gấp 2=>4 lần kích cỡ của một hệ thống tương đương cho âm thanh phóng thanh).

Ngoài ra, thiết bị mixer đa năng yêu cầu có tích hợp EQ onboard để xử lý nhạc cụ âm nhạc chất lượng khác nhau cùng với khả năng xử lý tín hiệu đủ để tạo ra hiệu ứng âm thanh. Thông thường, việc bổ sung compressor/limiter, noise gate và/hay thêm nhiều EQ outboard được gọi là cho (for). Ngoài ra, nhu cầu loa monitor cho diễn viên ca nhạc quan trọng hơn loa monitor của hệ phóng thanh rất nhiều.

Trong cùng môi trường, sự khác biệt giữa mức độ âm thanh cho chương trình nhạc nhẹ (light) và chương trình nhạc nặng (heavy) có thể vượt quá 20 hay 30dB. Một chương trình nhạc nhẹ để nghe hay nhảy múa có thể yêu cầu mức âm thanh trung bình khoảng 75dB đến 90dB SPL tại vị trí khán giả trung bình, trong khi nhu cầu của show rock đương đại công suất cao có thể lên đến 100 => 115dB SPL khắp hầu hết khán giả. Đã giải thích trước đây, thí dụ, một sự gia tăng số lượng công suất âm thanh 20dB là phải tăng gấp trăm lần mọi nhu cầu trên hệ thống âm thanh. Nếu tăng thêm 10dB bổ sung (tổng cộng tăng 30dB) sẽ bao gồm sự gia tăng hàng ngàn lần mọi nhu cầu trên amplifier và loa. Kết quả, tác động và hiệu suất của những thiết bị cho những hệ thống cao cấp có tầm quan trọng rất lớn.

Đặc tính đáp ứng cần thiết đối với âm nhạc, voice nói chung không cần nhiều năng lượng dưới 160Hz hay cao hơn 12kHz. Hệ thống prosound cho một ban nhạc đầy đủ (bao gồm cả trống bass và bass guitar) thường cần phải có output có khả năng mạnh hợp lý để có thể xuống đến 50Hz hay 60Hz. Như mọi khi, cần phải ghi nhớ, những chi tiết kỹ thuật của hệ thống bất kỳ gần như có khuynh hướng rộng hơn giải tần thật sự cần.

Đồng thời, cần phải nhớ góc phát tán thực tế của loa, về thực chất, có thể khác ở mọi tần số khác nhau (một yếu tố thường không trình bày đầy đủ chi tiết kỹ thuật của loa). Những biến thể dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng đến tính nhất quán của chất lượng âm thanh trong những góc độ đã chỉ định của thiết bị.

Bố trí micro cho ca sĩ (Vocal Miking)

Lựa chọn micro cho hệ thống vocal có thể là vấn đề tương đối đơn giản, thường dựa trên sở thích cá nhân. Khi chọn micro, tốt nhất nên thử nghiệm nó trên hệ thống sẽ dùng micro này trong đó, hay ít nhất trên một hệ thống đã quen thuộc, trong một môi trường quen thuộc. Như đã thảo luận trong chương 5, hiệu ứng gần của micro đơn hướng (unidirectional) sẽ có khuynh hướng tăng giải thấp (low) rất đáng kể khi sử dụng gần. Có thể thừa tần số thấp, nếu cần sẽ dễ giảm bằng EQ graphic đơn hay với EQ trên mixer (có thể không cần điều này khi loa không có đáp ứng LF mạnh). Trong hệ thống ca nhạc đang gia cố toàn bộ ban nhạc hay dàn nhạc này, có thể chi phí dễ leo thang nếu chọn micro vocal có đáp ứng tần số thấp mạnh như vậy, khi sử dụng gần, nó che lấp giải thấp cuối (low-end) cần thiết, trống kick, bass, tom-tom và nhạc cụ. Nếu ngân sách hạn chế, nên chọn micro vocal nói chung với những suy nghĩ sau đây. Thông thường, có thể đổi cách Setup thích hợp để sử dụng micro vocal cho một hệ thống nhất định, bằng cách dùng EQ onboard để điều chỉnh chất giọng khác nhau nếu cần. Không phải là nguyên tắc bất di bất dịch, việc sử dụng micro vocal đa dạng có khuynh hướng đơn giản hóa cả việc chỉnh EQ của hệ thống chính lẫn của loa monitor.

Bố trí micro cho nhạc cụ (Musical Instrument Miking)

Không giống như tiếng nói của con người, ngoại trừ mức độ cộng hưởng nhất định của ngực và xoang thì về cơ bản nó vẫn là một điểm nguồn, âm thanh của nhạc cụ thường phát xuất từ khu vực lớn hơn hay từ nhiều điểm cùng một lúc. Kết quả, định vị microphone là yếu tố then chốt trong việc xác định tùy chọn loại lấy mẫu cho output nhạc cụ.

Nói chung, cần phải đặt microphone gần nhạc cụ (để tăng mức độ tín hiệu và giảm thu nhận những âm thanh không liên quan), cách bài trí micro có khuynh hướng trở nên quan trọng hơn. Theo quy tắc chung, micro phải đặt gần những phần tử dao động (thí dụ, dây đàn hay lưỡi gà của nhạc khí), nổi bật lên là năng lượng tần số cao của âm phổ thiết bị (mặc dù có vài trường hợp ngoại lệ có lẽ nhạc cụ bằng đồng đáng chú ý nhất). Micro phải đặt gần những điểm cộng hưởng (thí dụ như thùng guitar, hay chuông, còi) nổi bật ở những nốt nhạc gốc và bội âm thấp (low và low-mid).

Thí dụ, bố trí một microphone gần lỗ phát âm thanh của guitar thùng tạo ra sự cộng hưởng cân xứng và còn thêm độ trong trẻo và tiếng dây đàn bị cộng hưởng. Di chuyển micro theo chiều dài của cần đàn guitar sẽ tiếp tục làm nổi bật tiếng dây đàn, và làm chìm đi tiếng cộng hưởng của thùng đàn. Di chuyển micro đến cuối thùng cộng hưởng của guitar có thể làm giảm cường độ tổng thể, nhưng động thái này giảm tiếng dây đàn hơn tiếng cộng hưởng thùng đàn (và cũng có thể gây trở ngại cho cánh tay người chơi đàn). Tăng khoảng cách từ micro đến guitar sẽ giảm mức low đáng kể (một phần của việc giảm mức low có thể đơn giản là do có hiệu ứng gần), cũng như vài tiếng bite (nẩy?) tại tần số cực cao, làm cho âm thanh tổng thể mỏng hơn khi bố trí micro đến gần hơn (nếu âm thanh khi đến gần quá bị ùm vang (boomy) hay quá hỗn loạn (buddy), có thể nên làm điều này).

Hình 1

Bố trí micro cho đồng ca (chorus )/hợp xướng (choir).

Hiển thị là cấu hình bố trí micro cho một giàn đồng ca tiêu biểu. Hãy nhớ, quy tắc 03:01 (giới thiệu trong chương 5) không phải là quy tắc bất di bất dịch. Nhưng phải tuân theo nó với mức độ hợp lý tốt nhất có thể, trong khi trang bị nguồn thu âm hiệu quả cho toàn bộ giản đồng ca. May thay, những thành viên đội hợp xướng có khuynh hướng không thay đổi vị trí nhiều, vì vậy dù có xảy ra tác động lược-lọc comb-filtering cũng không nghe rõ. (Hãy nhớ từ chương 3, tai nghe có khuynh hướng trở nên nhạy hơn với sự thay đổi quan hệ phase)

Đối với tình huống khi treo microphone kích thước bình thường không phù hợp, hầu hết hãng sản xuất microphone thương mại chất lượng cao, micro unidirectional nhỏ, kín đáo được thiết kế đặc biệt đề gần như vô hình với khán giả. Thường dùng một sợi dây câu cá chiều dài đơn giản gắn liền với mặt sau micro để hỗ trợ việc giữ hướng treo micro theo hướng thích hợp.

Hiển thị một thí dụ về qui tắc 3:01 khác, đưa vào thực hành cho một giàn đồng ca nhỏ

Hình 2

Thí dụ về micro vocal loại cầm tay.

Bất kỳ micro nào trong này dĩ nhiên cũng có thể gắn vào chân micro đứng, và mỗi cái cũng cho thấy nếu bố trí cho nhạc cụ cũng tốt như nhau.

Hình trên: Sennheiser MD - 431, tung ra thị trường là model 531 với thân toàn màu đen.

Hình giữa: Shure Beta 58 và Beta 57. Với đặc điểm đáp ứng gần giống với tiêu chuẩn SM-58 và SM-57 nhưng với đáp ứng VHF hơi mạnh hơn, những micro này là một phần của lớp hiện đại hơn của loại micro nhẹ ký, có nam châm nhẹ hơn nhưng mạnh hơn. Vì nam châm mạnh hơn nên output cũng mạnh hơn, thường đòi hòi phải bớt bộ khuếch đại input một chút khi dùng cùng với SM-57s hay SM-58S. Beta 57 cũng có vỏ bảo vệ cứng chắc hơn so với SM-57 , giảm khả năng thiệt hại do chấn động đáng kể. (Cả hai SM-57 và Beta 57 mà những show lưu diễn đều thích dùng cho trống snare và guitar điện).

Hình dưới: AKG D - 330: nghệ sĩ nhiều nước đã ưa thích micro này dùng cho vocal cầm tay, mặc dù nó cũng thấy dùng rộng rãi trong những phong cách âm nhạc khác. (Micro này cũng là micro cho bục diễn thuyết được ưa chuộng, và thường thấy trong nhiều cuộc họp báo trên toàn thế giới).

Mỗi nhạc cụ dĩ nhiên đều có cách thiết lập riêng của nó thật chi tiết cụ thể, phụ thuộc nhu cầu của diễn viên. (Phán đoán theo kinh nghiệm và kiến thức về đặc tính micro sẽ còn là quãng đường học hỏi khá dài nữa). Khi nhạc sĩ ngồi hay đứng ở một vị trí mà không cần di chuyển nhạc cụ, có thể dễ xác định việc bài trí micro thích hợp bằng vài thử nghiệm nhỏ. Khi biểu diễn cần phải di chuyển bất cứ mức độ nào, việc bố trí micro có thể là một thách thức thật sự. Trong trường hợp này, có thể thực hiện một trong hai cách sau: (1) làm cho nghệ sĩ biểu diễn đến gần micro, hay (2) làm cho micro đi theo nghệ sĩ biểu diễn.

Micro kẹp (clip-on ) và bộ liên lạc (contact transducer) chắc chắn có thể hữu ích nếu micro cần phải đi theo nghệ sĩ biểu diễn. Đây là loại có thể dễ dàng tiếp cận được dùng cho nhạc cụ dây thùng rỗng và nhạc cụ hơi gió. Hình 4 minh họa vài phương pháp tiếp cận liên quan đến việc gắn micro vào nhạc cụ. Micro không dây (wireless) có thể hỗ trợ quy trình này, mặc dù khi trang bị hệ không dây có thể phải có sự cân đối giữa chi phí tài chính và sự thiết lập, cũng như việc điều khiển khá phức tạp. Một thiết lập hệ không dây cho người biểu diễn có ưu điểm hơn vì sự tự do di chuyển rộng.

Micro không có hiệu ứng gần (proximity effect) đôi khi có thể hữu ích trong việc bố trí micro cho nhạc cụ, làm giảm biến đổi trong chất lượng âm sắc. Những sự đánh đổi (trade-off) ở đây là sẽ ít bị từ chối tần số thấp hơn từ loa và/hay nhạc cụ khác (điều này có thể sẽ là một khuyết điểm chủ yếu khi dính líu đến trường hợp bị feedback hay thu nhận những âm thanh chung quanh).

Hình 3

Guitar thùng.

Bố trí micro cho một nghệ sĩ guitar đang ngồi ghế thường khá đơn giản, vì guitar có khuynh hướng di chuyển rất ít đối với micro. Khi tay guitar đang đứng, nhiều kỹ sư muốn có micro không có hiệu ứng gần, để giảm những biến thể về chất lượng âm khi tay guitar di chuyển. Một vấn đề thường gặp với micro có hiệu ứng gần, sẽ xảy ra khi hiệu ứng gần kết hợp với cộng hưởng gần lỗ thoát âm. Kết quả là bị feedback tần số thấp.

Hình 4

Thí dụ về việc gắn microphone vào nhạc cụ.

Hiển thị vài phương pháp phổ biến của việc dùng micro kẹp (clip), lavalier (ve áo) để làm pick-up cho nhạc cụ. Những micro minh họa ở trên trong A, B và C là AKG C-567 đa hướng (omnidirectional) (cardioid sẽ không có lợi thế, vì sử dụng nó khó có hiệu quả tốt). Hình bên phải là minh họa AKG 747, một micro condenser nhỏ gọn với cổ ngông và kẹp, thiết kế cho việc bố trí micro cho nhạc cụ nói chung.

Vài nhạc cụ có khuynh hướng rất định hướng trong output của nó. Nhiều nhạc cụ thiết kế của nó có còi loe ra, nơi tập trung tần số cao trên trục của hướng có điểm của còi. Điều này là đặc trưng của kèn trumpet và trombones. Có thể thực hiện vài phương pháp tiếp cận. Trong hệ thống cao cấp cách tiếp cận phổ biến và đơn giản nhất là tại điểm nhạc cụ trực tiếp với micro ở cự ly rất gần, và nếu cần nên cut mức high bằng EQ (nên tính toán về độ trong trẻo muốn có). Nếu micro đó có hiệu ứng gần mạnh, để tốt hơn, có lẽ cần cut mức low của nó. Tăng khoảng cách source-to-mic và kéo nhạc cụ hơi xa micro, trong vài trường hợp, có thể làm giảm khả năng biến đổi lớn ở cả hai cấp chất lượng âm sắc lẫn biên độ âm thanh khi nhạc công di chuyển nhạc cụ, cũng như cung cấp mô hình đại diện cho nhiều âm thanh của nhạc cụ trong khoảng cách mà một khán giả trung bình có thể nghe thấy âm thanh. Điều này dĩ nhiên phụ thuộc vào ứng dụng. Loa monitor sân khấu có thể cho phép nhạc công điều chỉnh âm thanh bằng cách nghe nó, là một trong vài lĩnh vực thực hành thực tế của prosound, nơi mục tiêu giao tiếp rõ giữa soundperson và nhạc sĩ có thể rất quan trọng. Một cách tiếp cận phổ biến là gắn một micro nhỏ ở phía trước còi, thể hiện trong hình 4.

Trumpet và trombone, cũng như sax, có thể có output rất cao ở cự ly gần, do đó, microphone phải có thể chịu được áp lực âm thanh rất cao mà không bị méo tiếng đáng kể (micro chất lượng cao hiện đại có khả năng này).

Hình 5

Kèn flute/sax.

Micro cho flute trong hệ thống cho một ban nhạc đương đại thường được thiết lập tương tự như micro vocal, về vị trí đứng của micro, thiết lập bộ suy giảm (antenuator) input, và EQ. Vì vậy, tương đối có thể chỉ dùng một micro cho cả vocal và tiếng flute trong tình huống khi người chơi flute/sax cũng là ca sĩ. Micro kèn sax, là chuyện khác, vì cả hai vị trí micro và cài đặt mixer EQ thường rất khác với dùng cho giọng hát tiêu biểu. Chỉ lúc bức thiết mới được dùng nó cho cả hai: vocal và sax.

Khi bố trí micro cho ampli nhạc cụ, cần phải xem xét đặc tính định hướng của loa nhạc cụ. Thông thường, khi đặt micro gần trục trung tâm của loa nhạc cụ, âm thanh sẽ sáng hơn. Khi có nhiều loa bao gồm trong một thùng ampli, dĩ nhiên chúng ta cần phải xác định vị trí từng loa đằng sau vải lưới mặt và xác định trục của nó ở đâu, để bố trí micro.

Hình 6

Kèn trumpet/trombone.

Trong hình minh họa này, vị trí được đề nghị là hơi lệch tâm hướng của micro, tại điểm còi loe và ở khoảng cách nhỏ. Với hệ thống cao cấp, nhiều kỹ sư muốn đặt thật gần (close up), trên trục định vị, như trong B. Những khuyết điểm là, đôi khi có hiệu ứng gần quá mạnh khi bố trí gần và đôi khi có sự biến thiên hướng xạ về chất lượng âm sắc và âm lượng theo động thái của nhạc công, ở những địa điểm nhỏ, có thể yêu cầu âm thanh output tương đối lớn của horn chỉ tăng cường khá nhẹ (và có thể thêm reverb, v.v.) qua chính hệ thống đó. Ở những địa điểm lớn, mặc dù, chỉ đề cập đến sự thay đổi nào có thể trở nên quan trọng. Một hệ thống monitor hoạt động khá tốt dĩ nhiên sẽ giúp nhạc công điều chỉnh còi kèn của họ năng động bằng tai, thí dụ, để làm mờ tác động fade in và fade out (từ tăng và giảm âm lượng).

Hình 7

Acoustic piano.

Lúc bức thiết, cũng có thể dùng một micro cho piano acoustic, mặc dù hai micro là tiêu chuẩn cho bất kỳ pickup hợp lý chất lượng cao nào. Khi bài trí hai micro chuẩn, một để đặt lên vị trí trung bình của dây đàn thấp, và cái khác trên dây đàn cao. Điều này cũng cho phép dùng EQ riêng biệt khi cần để thay đổi đặc tính của dây đàn cao và thấp gặp trong cây đàn piano. Trường hợp túi tiền cho phép, micro có đáp ứng tạm thời tốt, chẳng hạn như micro condenser hay micro ribbon, có thể cung cấp ưu điểm bổ sung, đặc biệt trên dây đàn cao.

Trong vài tình huống quan trọng, và nơi mà thời gian và túi tiền cho phép, nhiều kỹ sư sẽ dùng nhiều hơn hai micro. Một cách bố trí thông thường cho cây đàn piano là cách dùng micro thứ ba bao gồm hai micro ranh giới (boundary) (như PZM) đặt bên trong gần đỉnh piano, và một micro thông dụng thứ ba có pickup tần số thấp mạnh gắn ở vị trí bên dưới piano, gần bảng cộng âm. Với loại piano thẳng đứng, có thể sử dụng sự sắp xếp tương tự với một hay nhiều micro thêm phía sau piano, đặt gần bảng cộng âm (sounding board).

Hình 8

Electric guitar.

Hình trên bên trái thể hiện loại ampli guitar xếp chồng truyền thống, đã đặt micro cho hệ thống pro-sound. Sự sắp xếp như vậy có thể trông khá ấn tượng, khuyết điểm là output mạnh trực tiếp ở phía trước của ampli, nhưng output lại nhỏ ở tần số khoảng 1 kHz hay 2kHz tại hai bên. Đây là vấn đề nghiêm trọng đối với người vận hành hệ thống pro-sound, nói cách khác, tiếng guitar lớn trực tiếp ở phía trước ampli, và rất ít âm thanh guitar ra cho hai bên. Điều này có thể khắc phục bằng mixing trong bất kỳ tình huống nào, nhưng ở sân vận động lớn lại là ác mộng.

Một cách tiếp cận, khi chỉ cần xếp chồng như vậy vì lý do tầm nhìn, thay đổi thùng loa để chỉ có hai loa ở trên hoạt động, và sau đó bố trí micro cho loa đang hoạt động.

Bỏ qua vấn đề tầm nhìn, thường đạt âm thanh tổng thể tốt nhất với một ampli guitar nhỏ gọn. Điện tử hiện đại dễ dàng cho phép âm thanh ampli truyền thống lớn (thí dụ, Marshall 4x12) phải đạt được với ampli sân khấu nhỏ gọn. Nếu cần âm thanh guitar sâu, có thể dễ đạt bằng cách dùng một micro có hiệu ứng gần, đặt gần loa ampli guitar. (Nếu muốn cho mục đích về tầm nhìn, có thể thêm vào những thùng loa lớn để làm thùng độn giả).

Tuy nhiên, ngay cả một ampli guitar với một hay hai loa 10” hay 12” có thể dễ dàng áp đảo khán giả với output upper midrange của nó, ngay cả, chẳng hạn như, một hội trường, khi được đặt như trong B. Tại đây tần số cao bỏ qua nghệ sĩ guitar, người cần nghe âm thanh trên sân khấu. Đại đa số soundpersons kinh nghiệm đều đồng ý việc sắp xếp trong C và D là ưu điểm khi ampli guitar đã trang bị micro. Ampli guitar cơ bản phục vụ như một loa monitor sân khấu cho âm thanh guitar, trong khi hệ thống phân phối nó đồng đều hơn cho những khán giả đã nhắm đến.

Hình dưới thể hiện Shure A-45Z, một phụ kiện tiện dụng được thiết kế để đặt dưới cái quai nắm trên đầu của ampli guitar tiêu biểu. Micro này có thể dễ đặt ở phía trước loa nhạc cụ. Càng ngày, thường dùng bộ direct input thay vì micro, vì đại đa số nghệ sĩ guitar hiện nay đã có được âm thanh điện tử của họ. Nhưng vấn đề này vẫn chưa ngã ngũ, nhiều kỹ sư tốt vẫn thích dùng micro. (Lưu ý thêm: treo một micro cardioid ở phía trước thùng loa, ở góc -6dB của micro. Có thể thực hiện điều này lúc cần kíp, đạt kết quả tốt nhất bằng cách chĩa thẳng micro vào loa).

Hình 9

Bass.

Càng ngày, người chơi đàn contre bass dây cảng cần có pickup cài đặt ngay trong nhạc cụ của mình. Khi cần phải bố trí micro cho họ, hai cách bố trí ở hình trên bên trái là phổ biến nhất. Chắc chắn micro nên có pickup tần số thấp thật mạnh, và nếu có thể thêm hiệu ứng gần mạnh thì tốt hơn. Phương pháp kết nối guitar bass với hệ thống pro-sound là direct input. Đôi khi, chính ampli bass có một âm thanh nào đó được coi là cần thiết, trong trường hợp này đôi khi dùng thêm một micro bổ sung, như ở trên. Sau đó có thể mix channel direct và micro lại trong bất kỳ loại kết hợp nào mong đợi.

Còn tiếp...

Bài viết liên quan

Hội trường - sân khấu
Dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp : Tư vấn, lắp đặt, thiết kế: Bộ dàn âm thanh hội trường phòng họp, ánh sáng sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp tại: Cơ quan nhà nước HĐND - UBND các cấp, Tập đoàn nhà máy, Trung tâm văn hóa thể thao, trường học

Thông báo - Công cộng
Hệ thống âm thanh thông báo nhà máy, nhà xưởngHệ thống âm thanh thông báo phân vùng, phát nhạc nền cho Tổ hợp nhà xưởng, nhà máy sản xuất và văn phòng các công ty, tập đoàn
Hệ thống âm thanh thông báo công cộngHệ thống âm thanh thông báo, cảnh báo báo cháy: di tản, thông báo bản tin, phát nhạc nền BGM
Âm thanh thông báo chung cư, tòa nhàHệ thống thông báo tòa nhà Chung cư: âm thanh chung cư quan trọng cho thông báo, cảnh báo. TCA đã thi công nhiều công trình âm thanh tòa nhà tại HÀ NỘI, HỒ CHÍ MINH

Phòng họp - Hội thảo
Hệ thống âm thanh phòng họp : Tư vấn, lắp đặt, thiết kế: Giải pháp phòng họp trực tuyến chuyên nghiệp. Ứng dụng hệ thống hội thảo TOA, BOSCH nền tảng kết hợp giải pháp kết nối trực tuyến, hệ thống truyền hình Polycom, AVer, Cisco chính hãng
Âm thanh phòng họp TOA: hội thảo, hội nghịHệ thống hội thảo - âm thanh phòng họp hội nghị: Hệ thống hội thảo Không dây Hồng ngoại,Hệ thống âm thanh hội thảo trực tuyến,Hệ thống hội thảo Có dây

Hệ thống âm thanh phòng họp BOSCHHệ thống hội thảo , âm thanh hội nghị phòng họp trực tuyến BOSCH nhập khẩu của ĐỨC. Giải pháp âm thanh được Văn phòng Chính phủ Việt Nam tin dùng.
Âm thanh hội thảo SHUREỨng dụng Hệ Thống Âm Thanh Hội Thảo Shure DIS-CCU : lắp đặt phòng họp hội nghị truyền hình trực tuyến cơ quan nhà nước. Shure DDS 5900