button chat zalo button chat zalo

Microphone là gì? Cấu tạo và các dòng Microphone thông dụng

Trung Chính Audio 17-08-2023, 4:10 pm 806

Microphone là gì? vẫn luôn được nhiều tìm kiếm thông tin về nó, bởi là cụm từ quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu hết về cấu tạo cũng như các loại Micro. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về các loại Microphone, chức năng và ứng dụng của các loại thiết bị thu thanh. Cùng tìm hiểu ngay thôi nào.

1. Microphone là gì?

Microphone (micro) còn có tên gọi là ống thu thanh, hay gọi ngắn gọn là micro, mic. Microphone là thiết bị đầu vào thu âm thanh trong hệ thống âm thanh và vai trò của nó là chuyển đổi tín hiệu đó thành tín hiệu điện từ đó để truyền và đưa ra nguồn phát.

Microphone là gì? Nguyên lý hoạt động của micro

Nguyên lý hoạt động của Microphone là sẽ thu tín hiệu âm thanh và nhận dạng sự rung động của sóng âm đó. Khi có sóng âm truyền tới tụ điện sẽ nhận dạng sự dao động này và chuyển thành tín hiệu điện dung được sinh ra và truyền đến thiết bị xử lý khác.

>> Xem thêm: Ưu và nhược điểm của Micro đa hướng

2. Cấu tạo của Microphone (Micro)

Sau khi đã tìm hiểu về Microphone là gì cũng như nguyên lý hoạt động của thiết bị bị này. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cấu tạo của thiết bị ống thu thanh.

2.1. Dựa theo thiết kế sản phẩm

Cấu tạo Microphone sẽ gồm 3 phần là: phần đầu, phần thân và phần cuối

  • Phần đầu micro sẽ gồm lưới bảo vệ và bộ phận nhận tín hiệu từ nguồn phát.

  • Phần thân hay còn gọi là phần tay cầm sẽ gồm các nút điều chỉnh và màn hình hiển thị thông số.

  • Phần cuối là phần pin đối với micro không dây hoặc vị trí cắm jack điện.

2.2. Dựa theo linh kiện

Cấu tạo của Micro gồm những bộ phận như sau:

  • Cấu tạo của micro điện động sẽ gồm màng rung mỏng kẹp với một cuộn dây đồng. Cuộn dây đồng sẽ được đặt vào khe từ trường của khối nam châm. Với dòng micro này sẽ không cần nguồn điện để hoạt động.

Cấu tạo của microphone

Cấu tạo micro điện động

  • Cấu tạo của micro điện dung gồm điện áp 1 chiều DC đặt vào giữa 2 bản cực. Micro điện dung này sẽ cần cấp nguồn điện để hoạt động.

Cấu tạo micro điện dung

Cấu tạo micro điện dung

 
>>> Xem thêm: Top các mẫu Micro cài áo không dây chất lượng, giá tốt

3. Phân loại các dòng Microphone thông dụng

Có nhiều cách để phân loại microphone theo kiểu dáng, theo chức năng, ở bài viết này chúng ta sẽ phân biệt các loại micro thông dụng theo đặc tính kỹ thuật. Theo đó micro được phân loại thành 3 loại: microphone điện động, microphone điện dung, microphone áp điện.

Phân loại Microphone

3.1. Micro điện động

Microphone điện động (Dynamic) là micro sử dụng nam châm để thay đổi sóng âm thành tín hiệu điện. Loại micro này có đặc trưng là âm thanh phát ra mềm mại dễ nghe và có thể thu âm ở khoảng cách gần nên thường sử dụng cho ca sĩ, MC hoặc sử dụng hát karaoke. Bên cạnh đó, với chất âm mềm mại và khả năng tái tạo âm thanh tốt, Microphone điện động còn được rất nhiều youtuber, tiktoker sử dụng để livetream.

>> Tham khảo ngay: TOP 5 Bộ mic livestream giá rẻ - Micro hát live tốt nhất 2023

3.2. Micro điện dung

Microphone điện dung (Condenser) là micro sử dụng hiệu ứng thay đổi điện dung để thay đổi sóng điện. Micro điện dung sử dụng để thu âm nhiều người ở khoảng cách xa như nhà hát, giảng đường, sân vận động.

3.3. Micro áp điện

Microphone áp điện (Piezo) là micro sử dụng hiện tượng áp điện chuyển đổi các rung động thành tín hiệu điện. Micro này thường sử dụng để hỗ trợ khuếch đại âm thanh từ các nhạc cụ hoặc thu âm trong môi trường nước. Micro áp điện có kích thước nhỏ nên được sử dụng trong các thiết bị điện tử.

4. Các đặc điểm kỹ thuật của Microphone

4.1. Tính định hướng của micro

Đây là một trong những thông số mà khi tìm kiếm thông số cũng như micro là gì mà người dùng quan tâm. Hiểu đơn giản thì là khu vực xung quanh micro có thể thu được âm thanh. Tính định hướng này sẽ quyết định đến hướng sóng thu âm vào micro. Dựa theo tính định hướng có thể phân loại thành 2 loại là micro đơn hướng và micro đa hướng. Micro đơn hướng thường là những chiếc micro cài áo. Micro đa hướng sẽ sử dụng cho ca sĩ biểu diễn, phát biểu trong những cuộc họp, hát karaoke.

4.2. Độ nhạy âm

Độ nhạy âm là thông số mang ý nghĩa quan trọng, thông số này biểu thị độ lớn âm thanh mà micro có thể thu vào được. Độ nhạy âm càng lớn thì khả năng thu âm ở khoảng cách xa tốt hơn.

Đặc tính kỹ thuật của micro thu âm

Micro thu âm

Đơn vị sử dụng đo độ nhạy âm là dB, thông thường có 2 tiêu chuẩn để đo độ nhạy âm của micro là tiêu chuẩn 1:0 dB = 1mW/pascal và tiêu chuẩn 2:0 dB = 1mW/microbar. Nếu như cùng một tiêu chuẩn đó thông số về độ nhạy lớn hơn nghĩa là microphone đó nhạy hơn, khả năng thu tốt hơn.

4.3. Dải tần số đáp ứng

Dải tần số đáp ứng liên quan đến khoảng dải tần mà micro có thể thu được. Nếu dải tần số đáp ứng càng rộng thì khả năng thu được những âm trầm sâu hơn âm thanh nghe ấm hơn, âm thanh cao sẽ trong hơn mà không bị chói. Thông thường hầu hết các micro đều đáp ứng dải tần số từ 20Hz đến 20kHz.

4.4. Tổng trở

Đơn vị đo tổng trở là Ohm ký hiệu là Ω và thường các micro hiện nay sẽ gồm micro có tổng trở cao và thấp. Tổng trở cao trên 2000 Ω thường sử dụng tín hiệu không cân bằng (unbalanced) và dùng jack kết nối 6 ly, loại dây này chỉ nên kéo dài khoảng 10m, nếu vượt quá sẽ dễ bị nhiễu ù. Cho nên loại micro tổng trở cao thường là loại micro có mức giá thành rẻ hơn.

5. Ứng dụng của Micro

Micro được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hiện đại của con người khi xung quanh có rất nhiều thiết bị điện tử.

  • Microphone rời được sử dụng trong những buổi biểu diễn, micro karaoke để giải trí, phát biểu, làm mic thu âm trong phòng thu.

  • Micro sử dụng trong các thiết bị điện thoại, máy tính bảng, laptop để thu tiếng khi đối thoại hoặc giao tiếp với trợ lý ảo

  • Trên thiết bị tai nghe micro được sử dụng để thu âm cuộc trò chuyện.

  • Điều khiển tivi, đồng hồ thông minh, loa cũng được tích hợp để giao tiếp với trợ lý ảo,…

  • Ngoài ra micro còn được nghiên cứu để tạo nên giải pháp thu âm thanh tuyệt vời hơn như microphone array cho phép thu âm ở khoảng cách tới 5m điều này có thể thấy được trong những thiết bị camera tích hợp thu âm ngày nay.

Trên đây là bài viết về microphone (micro) là gì? và những đặc điểm kỹ thuật của micro. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu thêm về thiết bị thu âm trong quá trình tìm hiểu về thiết bị âm thanh. Nếu khách hàng quan tâm tới bất kỳ sản phẩm micro nào TCA – Trung Chính Audio đang phân phối hãy liên hệ tới hotline để được hỗ trợ nhanh nhất.

Mọi thông tin liên hệ:

Bài viết liên quan

Hội trường - sân khấu
Dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp : Tư vấn, lắp đặt, thiết kế: Bộ dàn âm thanh hội trường phòng họp, ánh sáng sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp tại: Cơ quan nhà nước HĐND - UBND các cấp, Tập đoàn nhà máy, Trung tâm văn hóa thể thao, trường học

Thông báo - Công cộng
Hệ thống âm thanh thông báo nhà máy, nhà xưởngHệ thống âm thanh thông báo phân vùng, phát nhạc nền cho Tổ hợp nhà xưởng, nhà máy sản xuất và văn phòng các công ty, tập đoàn
Hệ thống âm thanh thông báo công cộngHệ thống âm thanh thông báo, cảnh báo báo cháy: di tản, thông báo bản tin, phát nhạc nền BGM
Âm thanh thông báo chung cư, tòa nhàHệ thống thông báo tòa nhà Chung cư: âm thanh chung cư quan trọng cho thông báo, cảnh báo. TCA đã thi công nhiều công trình âm thanh tòa nhà tại HÀ NỘI, HỒ CHÍ MINH

Phòng họp - Hội thảo
Hệ thống âm thanh phòng họp : Tư vấn, lắp đặt, thiết kế: Giải pháp phòng họp trực tuyến chuyên nghiệp. Ứng dụng hệ thống hội thảo TOA, BOSCH nền tảng kết hợp giải pháp kết nối trực tuyến, hệ thống truyền hình Polycom, AVer, Cisco chính hãng
Âm thanh phòng họp TOA: hội thảo, hội nghịHệ thống hội thảo - âm thanh phòng họp hội nghị: Hệ thống hội thảo Không dây Hồng ngoại,Hệ thống âm thanh hội thảo trực tuyến,Hệ thống hội thảo Có dây

Hệ thống âm thanh phòng họp BOSCHHệ thống hội thảo , âm thanh hội nghị phòng họp trực tuyến BOSCH nhập khẩu của ĐỨC. Giải pháp âm thanh được Văn phòng Chính phủ Việt Nam tin dùng.
Âm thanh hội thảo SHUREỨng dụng Hệ Thống Âm Thanh Hội Thảo Shure DIS-CCU : lắp đặt phòng họp hội nghị truyền hình trực tuyến cơ quan nhà nước. Shure DDS 5900