Hệ thống chỉ đường nhanh
Giúp bạn đến shop nhanh nhất có thể
Với nhiều người, việc tìm kiếm cho mình một sản phẩm loa nghe "đã" tai không còn xa lạ với loại loa gọi là loa toàn dải. Tuy nhiên, không phải ai cũng quen thuộc với thuật ngữ loa toàn dải là gì? cũng như ưu, nhược điểm của dòng loa full range là gì? Để giúp bạn hiểu rõ hơn, Trung Chính Audio sẽ chia sẻ thông tin chi tiết ngay sau đây.
Loa toàn dải hay loa full range là loại loa có cấu tạo với một thùng loa duy nhất, có khả năng tái tạo toàn bộ 3 dải âm treble-mid-bass rõ ràng và chi tiết nhất. Nhờ vào cấu tạo đặc biệt và ngày càng được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại, loa toàn dải có kích thước nhỏ gọn nhưng mang đến chất lượng âm thanh sống động và đặc sắc.
Loa toàn dải là gì
>> Xem thêm:
Loa sub hơi là gì? 5 Mẫu loa sub hơi tốt nhất trên thị trường
Loa sub điện là gì? Ưu điểm loa sub điện
Loa toàn dải được cấu thành từ nhiều bộ phận, nhưng điểm khiến bạn dễ nhận ra dòng loa này là loa sử dụng 2,3 loa củ loa con trong cùng một thùng loa để tái tạo âm thanh. Chi tiết về cấu tạo loa toàn dải gồm những bộ phận sau:
cấu tạo loa toàn dải
Màng loa (diaphragm) là phần màng rung của loa có chức năng chuyển động để chuyển điện năng thành năng lượng học, từ đó tạo ra âm thanh. Vật liệu chế tạo bộ phận này thường là giấy, nhựa, nhôm,…
Cuộn dây (voice coil) là cuộn dây đồng được gắn phía sau khung loa và nối đến màng loa. Khi tín hiệu điện truyền đến cuộn dây sẽ tạo ra lực đẩy lên màng loa, khiến màng loa dao động.
Nam châm được làm từ nam châm vĩnh cửu, nhiệm vụ của bộ phận này là tạo ra từ trường để điều khiển chuyển động của cuộn dây và màng loa. Khi cuộn dây nhận được tín hiệu điện, tín hiệu điện sẽ tương tác với từ trường của nam châm để tạo ra lực đẩy và hút lên cuộn dây, khiến màng loa chuyển động lên, xuống để sản sinh ra âm thanh. Nam châm của loa toàn dải thường có kích thước lớn nhằm tạo ra lực từ mạnh.
Gân loa (surround) giữ vai trò kết nối giữa màng loa và khung loa, giúp cho màng loa và cuộn dây trong vị trí chính xác, đồng thời cho phép di chuyển để tạo ra âm thanh. Vật liệu sử dụng chế tạo gân loa thường là cao su hoặc vải, nhưng cao su phổ biến hơn cả.
Khung loa được làm từ vật liệu nhôm hoặc thép có vai trò cố định vị trí của những chi tiết giúp chúng hoạt động chính xác và chống những va chạm bên ngoài.
Thùng loa được chế tạo bằng gỗ, nhựa để tạo ra những âm thanh chất lượng. Thùng của loa toàn dải gồm 3 loại phổ biến là thùng hở, thùng phản hồi âm trầm và thùng kèn sau.
Ngoài ra, loa full range cũng giống những loại loa khác có trang bị lưới ê căng.
>> Tham khảo thêm: Điểm danh 4 loa thùng full đôi mạnh mẽ (loa toàn dải full-range 2 loa bass)
Ưu nhược điểm loa toàn dải
Điểm mạnh chính của loa toàn dải là chất lượng âm thanh sống động và đặc sắc, âm thanh trọn vẹn. Các dải âm được tái tạo chi tiết với âm trầm sâu lắng, âm trung mạnh mẽ kết hợp với âm cao thanh thoát giúp người nghe tận hưởng toàn bộ cung bậc cảm xúc âm thanh. Sự phối hợp hoàn hảo cùng hệ thống cân bằng âm giúp người nghe cảm nhận được thư giãn thay vì nhức đầu sau một thời gian dài nghe nhạc.
Dải âm trung được loa full range tái tạo hoàn hảo giúp các dải tần được kết nối liền mạch tạo ra âm thanh hài hòa, chuyển âm tuyệt vời, mà không có bị ngắt đứt.
Độ nhạy âm của loa toàn dải lớn đáng kể so với những dòng loa khác. Vì vậy, loa có khả năng tái tạo chi tiết chính xác của từng loại nhạc cụ. Người nghe có thể cảm nhận được âm thanh sống động, chi tiết từng giai điệu âm thanh, từ đó mang lại nhiều tầng cảm xúc âm thanh mà không phải chiếc loa nào cũng làm được điều này.
Tín hiệu của loa toàn dải ổn định không bị suy giảm tín hiệu nhờ vào những linh kiện chất lượng và quy trình chế tạo chuyên nghiệp mang tới độ chính xác cao. Do đó, độ bền của loa full cũng được đánh giá cao.
Ưu điểm loa full range
Loa toàn dải có dải tần khá hẹp nên sử dụng để nghe những dòng nhạc phổ thông khá tốt, nhưng lại gặp khó khăn khi thể hiện những bản nhạc mạnh có sự hòa tấu hoặc âm thanh của dàn nhạc cụ lớn,…
Loa full khá kén amply nên người dùng cần chọn được amply phù hợp mới phát huy được hết chất lượng âm thanh của loa.
Cấu tạo của loa toàn dải khá đặc trưng vì cấu tạo 1 nón loa nên tần số âm thanh phát ra có thể bị méo.
Loa toàn dải có thể khá kén với thiết bị amply, do đó, người dùng cần lựa chọn một amply đèn điện tử 3 cực với độ nhạy khoảng 90-99dB. Loa full range dễ dàng được điều khiển bởi amply chạy bóng 2A3, 300B, hoặc bóng 45, đáp ứng tốt về công suất và độ nhạy. Nhờ đó, âm thanh sẽ trở nên chi tiết, mềm mại và có chiều sâu hơn.
Nếu bạn muốn âm thanh bass mạnh mẽ hơn, bạn có thể kết hợp với amply đèn đẩy công suất trên 10W, nhưng lưu ý rằng phần âm trung và cao có thể bị ảnh hưởng một chút, đôi khi mất đi sự mềm mại và tinh tế. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc giảm chất lượng âm thanh, vì amply dòng này thường sử dụng mạch khuếch đại class A và không sử dụng hồi tiếp âm, giúp đảm bảo chất lượng âm thanh cao.
Để tối ưu hóa hiệu suất phát nhạc và biểu diễn, bạn có thể kết nối thêm loa siêu trầm để cải thiện dải âm bass. Quá trình kết nối loa bass rất đơn giản, chỉ cần ghép nối thêm vào amply thông qua các cổng hỗ trợ.
Trên đây là thông tin chi tiết về loa toàn dải là gì? cấu tạo và ưu nhược điểm do TCA – Trung Chính Audio tổng hợp. Trung Chính Audio là một nhà cung cấp uy tín trong lĩnh vực âm thanh, nổi tiếng với việc cung cấp các sản phẩm loa toàn dải chất lượng và đa dạng. Hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành âm thanh, TCA đã xây dựng uy tín vững mạnh và thương hiệu lớn tại thị trường Việt Nam.
TCA cam kết cung cấp tới khách hàng những sản phẩm loa toàn dải hàng đầu, đến từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới. Đội ngũ chuyên nghiệp và tận tâm tại TCA luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng trong việc lựa chọn và sử dụng các thiết bị âm thanh để đảm bảo trải nghiệm âm thanh tốt nhất. Bạn có thể tham khảo thiết bị âm thanh sân khấu tại website https://trungchinhaudio.vn/ hoặc liên hệ 0902.188.722 để được tư vấn chi tiết.
Xem thêm thông tin tại:
TCA – Trung Chính Audio