Hệ thống chỉ đường nhanh
Giúp bạn đến shop nhanh nhất có thể
Khi nhắc đến loa chúng ta thường nghe thấy một cụm từ đi kèm là củ loa (driver). Bởi vì củ loa là bộ phận quan trọng trong loa có thể được coi như trái tim của một chiếc loa. Củ loa có chức năng chuyển tín hiệu điện từ amply thành âm thanh nhờ chuyển động của màng loa. Vậy có các loại củ loa phổ biến driver nào? Đọc bài viết này để tìm hiểu rõ hơn về củ loa nhé.
Các loại củ loa phổ biến
Cách nhận biết loa 2 đường tiếng và loa 3 đường tiếng nhờ củ loa
Loa 2 đường tiếng
Loa 2 đường tiếng có hai tín hiệu âm thanh khác nhau là âm thanh trung trầm và âm thanh cao. Cách nhận biết loa 2 đường tiếng có 2 củ loa nhìn bên ngoài có thể thấy được.
Loa 3 đường tiếng
Loa 3 đường tiếng có 3 tín hiệu âm thanh riêng biệt là âm thanh trầm, âm thanh trung và âm thanh cao. Cách nhận biết loa 3 đường tiếng có 3 củ loa nhìn bên ngoài có thể thấy được.
Dựa theo chức năng của củ loa có thể phân loại thành các củ loa: củ loa tweeter, củ loa midrange, củ loa midbass, củ loa woofer, củ loa subwoofer.
Củ loa tweeter
Củ loa tweeter
Củ loa tweeter là củ loa tần số cao, hay còn gọi là củ loa treble hay củ loa HF (high-frequency). Đúng như tên gọi là củ loa tần số cao, loa này đảm nhiệm những âm sắc cao trong khoảng tần số từ 2k đến 20kHz.
Củ loa này thường có kích cỡ khoảng 1inch cỡ xấp xỉ 3cm nhỏ gọn với nhiều loại vật liệu làm màng loa như đồng, nhôm, titan, ma-giê,…
Củ loa midrange
Củ loa midrange có công dụng để phát ra những âm thanh tầm trung trong khoảng tần số 500Hz đến 4kHz. Khoảng dải tần này là khoảng âm thanh của các nhạc cụ hoặc giọng nói thông thường.
Củ loa midrange thường lớn hơn kích thước của củ loa tweeter nhưng không quá lớn. Vật liệu làm màng loa chủ yếu là giấy hoặc các loại plastic như polypropylene, sợi kevlar, sợi thủy tinh, sợi carbon,…
Củ loa midbass
Củ loa midbass được sử dụng để phát ra âm thanh ở tần số trong khoảng ~1kHz - 2kHz.
Củ loa woofer
Củ loa woofer
Củ loa woofer là củ loa trầm hay còn gọi là củ loa bass. Củ loa woofer sử dụng để phát ra âm thanh ở dải tần từ 500Hz trở xuống.
Củ loa woofer thường có kích thước lớn nhất so với củ loa mid và củ loa tweeter. Vật liệu sử dụng thiết kế loa trầm phổ biến là dùng nón giấy cứng hoặc các vật liệu nhẹ và cứng, đi kèm sẵn amply tối ưu
Củ loa subwoofer
Củ loa siêu trầm còn gọi là loa sub hay tên đầy đủ là loa subwoofer. Loa siêu trầm có công dụng tái tạo các âm thanh tần số nhỏ hay nói đơn giản hơn là các tiếng bass (âm trầm) có tần số trong khoảng từ 20-200Hz. Trong dàn âm thanh việc sử dụng loa sub sẽ giúp mang lại những âm thanh mạnh mẽ hơn.
Các loa siêu trầm được gọi là subwoofer, xuất hiện dưới dạng loa riêng biệt chứ không chung thân loa với loa trung hay loa cao. Tiếng trống được coi là đối tượng được nhắc tới nhiều nhất khi nói tới loa trầm, còn khi nói về phim thì là tiếng bom rơi, pô xe...
Loa siêu trầm JBL PRX818XLFW/230D được giới chuyên gia tin dùng có củ loa woofer có kích thước ~38cm. Công suất của loa JBL PRX 818XLFW là 1500W, có độ nhạy 134dB, trọng lượng 36,28kg mang lại chất lượng âm thanh sâu hơn, thể hiện hoàn hảo những bản nhạc sâu lắng.
Loa siêu trầm JBL PRX818XLFW/230
Trên đây là kiến thức về các loại củ loa diver phổ biến hiện nay giúp người dùng phân biệt được trong khi tìm hiểu để lựa chọn dòng loa phù hợp cho nhu cầu sử dụng. Để được tư vấn chi tiết kỹ thuật các dòng loa và chọn được dòng loa chất lượng hãy liên hệ TCA – Trung Chính Audio để được hỗ trợ.