button chat zalo button chat zalo

Yêu cầu của hệ thống âm thanh hội nghị dành cho các trung tâm lớn

Trung Chính Audio 07-12-2019, 10:57 am 787

Yêu cầu tổng quát của hệ thống âm thanh hội nghị dành cho các trung tâm lớn

Việc tăng cường âm thanh hiệu quả trong những tình huống nơi nó được yêu cầu, rõ ràng đóng vai trọn vẹn trong sự thành công của sự kiện đó. Đối với hội nghị, chắc chắn chất lượng âm thanh phải dễ hiểu, rõ ràng, và có độ dễ chịu hợp lý cho khán giả là những yếu tố quan trọng. Có thể dễ đạt hiệu quả truyền đạt hợp lý với giải tần số tương đối hẹp trong khoảng một nhóm mười (decade) tần số, hay tỷ lệ 10:01. Điện thoại thông thường, chẳng hạn, hoạt động trong giải tần từ khoảng 300Hz đến 3.5kHz. Một old-fashioned horn re-entrant paging tốt hoạt động trong một giải tương tự, nhưng nhấn mạnh hơn ở đâu đó trong khoảng 500-800Hz trở lại, tùy thuộc vào thiết kế.

Trong khi những giải tần cần cho bài phát biểu dễ hiểu tương đối hẹp, việc mở rộng lower midrange và đáp ứng tần số cao góp phần làm âm thanh dễ chịu đáng kể, chất lượng âm thanh nói thực tế hơn (xem hình 1). Từ quan điểm thiết kế đơn giản này, có thể dễ mở rộng giải tần. Những vấn đề phát sinh trong một hệ thống cơ bản nhất thường liên quan đến việc đạt được âm lượng dưới ngưỡng hú (gain before feedback), sự dễ hiểu trong môi trường khó, và phân phối âm thanh đến tất cả những khán giả dự định thật hiệu quả.

Chắc chắn hệ thống đã thiết kế để khuếch đại tiếng nói có thể dùng cho âm nhạc cũng tốt, và ngược lại, nhưng có thể nói, hệ thống khuếch đại âm nhạc sẽ yêu cầu xử lý nhiều tín hiệu hơn, tần số đáp ứng mở rộng ở low end xa hơn, và công suất cao hơn một chút. Nhiều bộ xử lý tín hiệu và EQ tùy chọn tốn kém thường dùng cho live pro-sound không cần thiết cho loại hệ thống đơn giản này, nếu không chắc sẽ dùng cho bất kỳ mục đích nào ngoài việc đọc diễn văn và có nhạc nền ở mức độ thấp.

Hình 1 cho thấy giải tần số tiêu biểu và phân bố năng lượng gần đúng cho tiếng nói của nam và nữ. Đối với giọng nói, cơ bản thường dao động từ khoảng 150-300Hz cho phái nam trưởng thành, và khoảng 220-440Hz cho phụ nữ trưởng thành. Những họa âm ở tần số cao hơn nhiều, và âm thanh có âm suỵt (âm thanh loại S-và Z) mở rộng lên từ khoảng 3kHz đến khoảng 10kHz hay 12kHz

Làm sao để lấy giá trị giải tần trung bình của loa? Nhìn chung, có thể thực hiện việc này hiệu quả với mức độ đáp ứng hợp lý từ 200Hz đến 8kHz v.v.. Có thể thể hiện điều này như một thông số đáp ứng tổng thể của hãng sản xuất, có lẽ từ 80Hz đến 14kHz, bằng vậy hay hơn, tùy thuộc vào hãng sản xuất. Mở rộng đáp ứng tần số thấp, trong khi hoàn toàn không cần, phục vụ để nâng cao chất lượng chiều sâu của giọng hát (xem hình 1).

Quan điểm chung liên quan đến âm thanh hội nghị dẫn chứng trong hình minh họa và chú thích đi kèm.

Hình 1

Phổ tần trung bình tiêu biểu của giọng nam.

Tại đúng bất kỳ thời điểm nào, âm phổ sẽ khác nhau, ở đây chỉ cho thấy trường hợp bình quân.

Phổ tần trung bình tiêu biểu của giọng nữ.

Hệ thống đáp ứng yêu cầu tiêu biểu để đạt được âm thanh dễ chịu, hoàn thiện tiếng nói thực tế. Hệ thống thực tế đang sử dụng có thể có đáp ứng ở ngoài xa về phía hai cực của âm phổ, nhưng đây là giải tần gần đúng thật sự cần. (Hãy nhớ, đáp ứng của hệ thống bao gồm loa và micro, cũng như bất kỳ thiết bị điện từ nào trong chuỗi tín hiệu).

Mở rộng đáp tần thấp dĩ nhiên cho biết thêm chiều sâu và chất lượng giọng hát (vocal), nhưng thật sự có thể là khuyết điểm, đặc biệt trong môi trường rất vang dội, tần số thấp thường lấy tần số dài nhất để phân rã (decay) trong môi trường. Những đáp ứng khác biệt nhỏ qua giải midrange nói chung không thể hiện được vấn đề nào.

Hình 2

Sự liên quan về gain cơ bản trong hệ thống đơn giản.

Phép tính toán cụ thể của gain hệ thống phần nào vượt ra ngoài phạm vi dự định của giáo trình này. Nó nên rõ ràng, mặc dù, nó phải nhỏ hơn khoảng cách source-to-mic (DSM) và lớn hơn khoảng cách loa đến micro (DIM), có thể đạt gain lớn hơn tại khoảng cách này cho đến một mục tiêu được lựa chọn trong khán giả. Trong thực tế, mô hình định hướng của cả micro và loa đã tham gia vào tương tự, cho phép tăng thêm gain before feedback nếu nó cũng nhằm vào mục tiêu và bố trí tốt. Tuy nhiên, nếu mở nhiều hơn một micro tại bất kỳ thời gian nhất định nào, gain sẵn có bị giảm (mở hai micro = -3dB, mở bốn micro = -6dB, mở tám micro = -9dB, v.v.). (hệ cơ bản này không tính đến độ phản dội của phòng, mà nó thường làm tăng thêm mức âm lượng trong phòng, nhưng làm âm thanh giảm độ rõ).

Hình 3

Tác động của khoảng cách âm thanh.

Khái niệm về tác động của khoảng cách âm thanh (effective acousiic distance) (thường gọi là khoảng cách âm thanh tương đương (equivalent acoustic distance) dùng trong ngành để diễn tả sự cảm nhận khoảng cách, dựa trên mức độ so sánh, giữa người nói và một phần khán giả nhất định. Thí dụ, nếu chúng ta muốn khoảng cách âm thanh tác động (EAD) bằng một nửa khoảng cách thực tế, mức gain âm thanh phải đạt tương đương 6dB ở vị trí khán giả nhất định. Nếu chúng ta muốn EAD bằng một phần tư khoảng cách thực tế, với một vị trí khán giả nhất định gain phải đạt tương đương 12dB ở vị trí khán giả; EAD của một phần tám của khoảng cách từ bục giảng đòi hỏi đạt tương đương 18dB, và v.v... Yêu cầu output từ loa chính (hay cặp loa), khi cần, có thể giảm bằng cách dùng đến hệ thống phân phối.

Hình 4

Sắp xếp micro ở bục diễn giảng.

Khi dùng hai micro, chúng ta cần phải quan tâm về vấn đề phase sẽ triệt tiêu nhau (có tác động lược-lọc comb-filter). Khi ở vị trí A, tất cả tần số đều vững chắc, giả sử những micro được trộn (mix) cùng mức độ và với sự cài đặt EQ tương tự như nhau. Nhưng khi nguồn phát di chuyển ra khỏi trung tâm, như trong B, sẽ bị triệt tiêu vài tần số, trong khi những tần số khác vẫn được củng cố, đáp tần như vậy sẽ bị giảm chất lượng. Nếu đặt hai micro cách nhau xa hơn, sẽ có khuynh hướng bị tác động lược-lọc comb-filter nghiêm trọng hơn. Đáp tần lý tưởng thể hiện trong C, chỉ cần mỗi một micro.

Dĩ nhiên, động lực chính để dùng hai micro là có tác động thu nhận âm người nói khi người đó đổi chỗ hay quay mặt sang trái hay phải trong khi đối mặt với khán giả, như trong D và E. (Cũng có thể có lý do tự cao, sĩ diện (cái tôi) khi dùng nhiều hơn một micro). Vì vậy, trong vài trường hợp, chứng ta có thể cần phải cân đối nhu cầu sử dụng hai micro chống lại những khuyết điểm của tác động lược lọc, và cũng chống lại những khuyết điểm của việc phải bị giảm gain trước khi bị feedback (mỗi micro nhỏ hơn 3dB). Trong E, tác động thu (pick-up) nhiều hơn nhưng đáp tần bị giảm giá trị.

Để giải quyết vấn đề này, lý tưởng nhất, hãy hướng dẫn cho diễn giả về kỹ thuật micro thật rõ ràng, và điều chỉnh như trong F là lý tưởng. Nhưng nếu dùng hai micro vì lý do tự cao, phải giữ nó cách nhau nhỏ hơn khoảng 8” (0.2m) để hạn chế tác động lọc lược đến mức tối thiểu, ở khoảng cách này, sự định vị cũng có thể giúp trực giác của diễn giả (talker) đứng ở khoảng giữa hai micro.

Nếu dùng nhiều micro, cần phân tán ra xa hơn để đối phó với diễn giả không có kỹ thuật nói trên micro tốt, thật sự nó có thể là một ưu điểm khi dùng ba micro như trong G. Sự sắp xếp này, tin hay không tùy, có kết quả ít bị tác động lọc lược nghiêm trọng hơn hai micro. Nhưng nó cũng có khuyết điểm vì việc bị giảm ngưỡng hú (gain before feedback) (Tại khoảng cách source-to-mic nhất định, việc giảm lại gain đang dùng thường nhỏ hơn 4.8dB nếu dùng một micro duy nhất, và nhỏ hơn 1.8dB nếu dùng hai micro)

Hình 5

Bổ sung liên quan đến bục micro. Hiển thị là quan điểm về vài cạnh bên, liên quan đến khoảng cách source-to-mic và để định vị micro.

Vị trí A là vị trí hợp lý, chỉ cần hoàn thiện thêm một ít. Sẽ xảy ra sự suy thoái tín hiệu yếu do phản dội từ bề mặt cứng của bục micro hay bục giảng tiêu biểu, nhưng may thay, việc giảm chất lượng tín hiệu có khuynh hướng không lớn lắm. Những khuyết điểm chỉnh ở đây là có thể chỉ đạt gain before feedback tương đối nhỏ, đặc biệt nếu gắn loa vào chính cái bục này.

Ở vị trí B, hiển nhiên là có gain before feedback lớn hơn nhiều, ở đây, mặc dù, khuyết điểm thường là mức tín hiệu bị dao động khi diễn giả thay đổi vị trí và di chuyển đến gần và xa micro. Đồng thời, nhiều diễn giả có chiều cao khác nhau, nhiều người có thể không có ý tưởng tốt về cách dùng micro có hiệu quả, nói về mức độ tín hiệu có thể còn khó hiểu hơn nữa. Nên đặt dấu hiệu rõ ràng ở một vị trí dễ thấy trên bục giảng, đôi khi cũng có tác dụng, thí dụ: “HAY GIỮ MICRO TRONG VÒNG 3 TẤC (12”)”. Nếu có cơ hội nên đích thân hướng dẫn cho diễn giả di chuyển micro vào một vị trí thích hợp và cố gắng duy trì khoảng cách phù hợp (thí dụ, 6”, 12”, hay bất cứ điều gì cần thiết), chắc chắn sẽ có cơ hội thực hiện.

Trong C, hiển thị một microphone ranh giới (boundary). Micro này không chỉ cho ra âm thanh sạch sẽ, mà cũng hầu như loại bỏ bất cứ tín hiệu suy thoái này do sự phản dội từ bề mặt mà nó đặt trên đó. Nơi chỉ yêu cầu một gia cố nhỏ, điều này thật sự thích hợp khi sắp xếp như trong A. Nhưng phải dặn dò diễn giả không được che mic của họ, thí dụ bằng sổ tay của họ.

Hình dưới thể hiện hai micro ranh giới thương mại với kiểu mẫu uni-directional. Bên trải là Crown PCC -160, một mô hình supercardioid. Trục này được định hướng vào một góc độ như được hiển thị ở hình giữa bên dưới. Bên phải là Shure SM-91 có mô hình cardioid (thật ra hình đó là 819, một phiên bản ít tiền, cùng một hiệu Shure)

Hình 6

Gắn nhiều micro.

Đôi khi cũng sử dụng nhiều micro gắn trên cùng một vị trí, vì nhiều lý do khác nhau. Một lý do phổ biến là trang bị cho live pro-sound và thứ hai là cho phương tiện phát sóng truyền thông. Nguồn cấp cho phát sóng sau đó gởi đến bộ khuếch đại phân phối thiết kế đặc biệt, cung cấp lần lượt cho nhiều trạm bao gồm sự kiện tương tự.

Thỉnh thoảng, sẽ đặt microphone thứ hai vì lý do sĩ diện cá nhân, cũng như để có một nguồn cung cấp dự phòng khi đến mixer, thí dụ trong trường hợp có dây micro bị hư hay bằng cách nào đó bị ngắt kết nối vì bối rối khi có nhiều người tại một sự kiện. Khi thiết lập gắn ba micro, thường dùng một micro cho live, một như là một nguồn cấp cho phát sóng, và cái thứ ba là một trường hợp khẩn cấp dự phòng để tránh có một kỹ thuật viên đi đến chính bục này và làm hư (vướng dây chẳng hạn).

Cũng trình bày ở trên là phụ kiện tiêu biểu, Bros Shure. Ở giữa: hai support micro (mount) A25M gắn với hai micro SM-57. Ở bên phải là mút che gió A2WS cho micro SM-57 và ba support micro A27T.

Hình 7

Bố trí micro dây chuyền/ve áo lavalier/lapel.

Khi bố trí microphone lavalier, điều quan trọng là phải biết đặc tính định hướng của mic. Với một omni, như ở hình trên bên trái, định vị hướng không thích hợp, chỉ cần quan tâm khoảng cách từ micro tới miệng của người nói, bản thân micro tự nó có thể xoay chuyển thêm được bằng cách định hướng trục ở miệng của người, do đó, sự nhằm hướng micro trở nên quan trọng hơn nhiều.

Hình 8

Bố trí micro ở nhà hát (theatre).

Cách bố trí micro hiển thị ở đây thường là lựa chọn ưa thích trong nhà hát chất lượng cao khi micro ve áo không phù hợp (thí dụ, khi diễn viên cần phải nhảy, ôm, hay sờ ngực của họ, v.v., khi đang biểu diễn). Cách bố trí ở đây làm sự thu tần số cực cao hơi giảm đi, nhưng lại có khoảng cách source-to-mic rất gần (thường khoảng 6”/0.15m).

Một ưu điểm nữa là khoảng cách không thay đổi khi người biểu diễn xoay đầu của họ. Kết quả là có thể đạt được mức gain cao.

Để tầm bao phủ sân khấu có hiệu quả liên quan đến một số lo ngại quan trọng đối với chất lượng âm thanh cũng như cảm nhận của khán giả. Có lẽ quan trọng nhất là chất lượng và mức độ âm của pro-sound giữ phù hợp hợp lý tùy thuộc từng diễn viên. Nói chung điều này có nghĩa, nếu cài đặt micro không dây (wireiess) trên một người nào đó, chúng ta cần phải cài đặt giống vậy trên tất cả các diễn viên quan trọng, thêm một sự khác biệt dễ thấy là khán giả được làm quen với âm thanh của micro gắn trên diễn viên. Nếu chúng ta chọn để bao phủ cho một số diễn viên với micro đặt ở khoảng cách xa, như dưới đây, những âm thanh của bất kỳ diễn viên nào có micro không dây cần phải được giữ ở mức tối thiểu để tránh một sự khác biệt căn bản trong chất lượng tiếng nói của họ. Thông thường phải thực hành để sử dụng micro phụ đặt ở sàn sân khấu trong trường hợp có thiết bị không dây hết pin. Micro boundary thể hiện trong hình 5 thường dùng cho mục đích này. Đối với vùng phủ xa hơn trên sân khấu, đôi khi có thể dâu micro bổ sung đằng sau những micro đang cài đặt. Một phương pháp khác, như hình dưới, là dùng một hay nhiều micro shotgun. (Vị trí những micro này thể hiện trong hình 9). Micro bổ sung như thế này thường tắt thường xuyên trừ khi có một thiết bị không dây bị hư.

Hình 9

Vùng bao phủ trên sân khấu nhà hát.

Hình trên: Khi dùng micro boundary (như trong hình 5) hay micro cardioid khác cho khu vực bao phủ, có hai trở ngại chính. Thứ nhất, thường chỉ đạt được mức độ gain rất nhỏ, do khoảng cách source-to-mic quá lớn. (Thật ra, một số giám đốc nhà hát theo truyền thống chỉ thích âm thanh nhỏ nhẹ). Như có thể dự kiến, một số thường yêu cầu phải bao trùm một sân khấu tiêu biểu. Nhưng thứ hai, và quan trọng hơn, dễ nhận thấy tác động lọc lược (chuyển đổi phase) thường xảy ra khi di chuyển trên sân khấu trong khi nói chuyện hay hát, do khoảng cách lớn giữa những micro.

Có khuynh hướng xảy ra những thay đổi dễ thấy nhất về chất lượng âm thanh khi diễn viên đang di chuyển trong khu vực chấm chấm ở hình trên, và dễ nhận ra nhất khi diễn viên đang băng ngang sân khấu. (Lưu ý, những khu vực rắc rối là nơi không theo luật 3:1. Trong vài trường hợp, có thể bao phủ thêm những khu vực có vấn đề chính với micro ẩn đằng sau những micro đã cài đặt. Nhưng hãy nhớ, mỗi khi chúng ta mở số micro tăng gấp đôi, chúng ta phải hy sinh gain tổng thể 3dB. Với micro không dây trên từng diễn viên, khoảng cách source-to-mic rất gần cho phép dùng nhiều micro nhiều hơn nữa, với gain lớn hơn trước khi nghe rõ feedback.

Hình dưới: Vài loại micro shotgun, đặt cẩn thận theo một mảng (array) loe ra thường đạt gain before feedback lớn hơn phần nào. Khi micro đặt gần nhau, tác động lược lọc được giảm thiểu. Yêu cầu sử dụng vài micro loại hẹp hơn, và góc độ bao phủ của nó phải chồng lên nhau một chút. (Điều này rất quan trọng để kiểm tra chặt chẽ mô hình cực (polar pattern) mà hãng sản xuất đã công bố, vì đặc tính định hướng của loại micro này có thể khác nhau hoàn toàn ở những tần số khác nhau. Cũng nên nhớ, micro shotgun hiệu quả hơn sẽ có khuynh hướng dài hơn). Nếu sự sắp xếp như vậy đặt trên sàn sân khấu, rất có thể là, với một chút sáng tạo, có thể thêm vào thiết lập, cho đối tượng bổ sung vài loại micro, thường để dấu micro thoát khỏi tầm nhìn của khán giả.

Hình 10

Vị trí loa chính trong nhà hát thính phòng.

Có thể loa chính thiết lập theo cụm trung tâm đơn hay cụm đôi, hay kết hợp của cả hai. Hầu hết hệ thống được thiết kế chỉ trong một hay hai cách (cụm trung tâm hay cụm đôi). Tuy nhiên, nếu ngân sách cho phép, vẫn có thề dùng kết hợp của cả hai. Thí dụ, có thể thiết lập mixer tạo hiệu ứng âm thanh hay âm nhạc theo âm thanh stereo, thông qua hệ thống đôi. Sau đó có thể dùng cụm trung tâm cho tiếng nói (voice), tự nó hay kết hợp với hệ thống đôi, phụ thuộc vào chúng ta muốn đạt được loại định hướng nào. Với mixer âm thanh stereo tiêu chuẩn, có thể dùng post-EQ aux. send để đưa tín hiệu sang cụm trung tâm.

Hình bên trái hiển thị mixer có thể thiết lập như hệ thống kết hợp.

Hình 11

Tuỳ chọn vị trí loa cho nhà thờ.

Như mọi khi, mục đích chính khi bố trí loa là để bao phủ khu vực nghe được tốt nhất có thể. Như đã nói ở chương trước, cụm loa đơn treo trên cao thường là lý tưởng về mật độ rõ.

Tuy nhiên, trong trường hợp nhất định, chúng ta có thể muốn âm thanh được coi là phát ra trực tiếp từ người nói nhiều hay ít hơn. Trường hợp có nhiều vị trí người nói, có thể đạt điều này bằng cách bố trí loa chính đặt ở hay trên từng vị trí trong hai vị trí, thí dụ cho pulpit và lectern (bục giảng kinh) (hay bất kỳ địa điểm và chọn lựa dùng trong nhà thờ). Trường hợp chỉ cần âm thanh nhỏ, loa gắn trong thân bục thường có thể làm được việc này. Vì mặt phẳng dọc nghe không phân biệt được đã giới thiệu trong chương 3, cũng tồn tại tiềm năng treo loa trên từng vị trí loa, cho mức độ gain before feedback cao hơn tối đa. (Loa thường có thể thiết kế phù hợp với hình ảnh trang trí bằng cách bố trí nó đằng sau tấm vải lưới trong cơ cấu thích hợp trang trí bất kỳ hình dạng muốn có nào). Ở đây, thiết lập hệ thống với mixer âm thanh stereo, với micro pulpit pan sang một hướng và micro lectern pan sang hướng khác.

Hình 12

Bố trí phân phối hệ thống loa cho nhà thờ.

Hình trên bên trái, đặt loa bổ sung dọc theo bức tường phía cạnh để bao phủ hiệu quả. Hình bên dưới, loa trên cao hướng xuống dưới như đèn trần treo trên trần nhà.

Nếu chúng ta muốn giữ cảm giác âm thanh đang phát ra từ phía trước, có thể thực hiện điều này bằng cách bố trí diễn giả chính tại hay bên trên vị trí bục như trong hình trước. Những loa bổ sung cần phải delay để đồng bộ hóa với những âm thanh từ những loa chính. Như đã mô tả trong hình 13, tín hiệu chậm phải đến tai của người nghe giữa 5 và 30 phần ngàn giây sau âm thanh từ loa chính, để bảo toàn cảm giác âm thanh được phát ra từ mặt trước nhà thờ (FOH).

Trong hình 13 hiển thị đường dẫn tín hiệu cơ bản cho một hệ thống phân phối delay. Dùng channel delay, equalizer và power amplifier cho từng khu vực delay, nếu chúng ta muốn có. Trong điều kiện khó, chúng ta phải có ít nhất một vùng cho mỗi khoảng cách 20 feet (6 mét) tính từ loa chính.

Nếu muốn tiến thêm một bước, chúng ta có thể gắn những loa chính đối diện với loa có delay cũng được, để cung cấp thêm tác động bao phủ trên những băng ghế dài phía trước hay chỗ ngồi đối diện phía trên diễn giả (thí dụ, trước mặt lectern trong khi đang dùng pulpit). Điều này sẽ yêu cầu thêm hai channel delay, mỗi tín hiệu delay được gởi đi qua một channel của mixer bổ sung pan đến phía đối diện.

Hình 13

Phân phối hệ thống có delay.

Do hiệu ứng thứ bậc, những âm thanh từ loa có delay bổ sung có thể cho người nghe mức âm lượng lớn hơn (ờ vị trí của người nghe, lớn hơn lên đến 6dB) mà vẫn được coi là phát ra từ loa chính. Những âm thanh bị delay phải đến vị trí của người nghe từ 5 mili giây đến 25 mili giây ngay sau khi có âm thanh từ loa chính, sẽ không bảo tồn hiệu ứng khác. (Và âm thanh sẽ phát ra từ loa bổ sung nhỏ hơn 5 mili giây; nếu thêm hơn 25 mili giây thi nó bắt đầu cho ra âm thanh ngày càng giống như tiếng echo, và âm thanh giảm độ rõ mạnh). Đây có thể là thủ tục hơi phức tạp, đòi hỏi phải có máy đo mức độ âm thanh để khi so sánh phải đo cẩn thận mức độ tương đối của cả hai, loa chính và bổ sung. Đồng thời, phương pháp hệ thống này đòi hỏi phải phân phối khu vực nghe cẩn thận vào khu vực nào cho phép thực hiện hướng dẫn này. Dưới đây cho thấy đường dẫn tín hiệu cơ bản để bố trí như vậy.

Hình 14

Tuỳ chọn vị trí loa tiêu biểu cho thính phòng hay nhà hát (auditorium or theatre).

Vài quan điểm hàng đầu liên quan đến việc tùy chọn , minh họa đã khái quát trong chương trước.

Hình 15

Bổ sung bố trí loa ở thính phòng hay nhà hát.

Minh họa ở đây là cách bố trí hệ thống loa tiêu biểu để bao phủ ban công và dưới ban công. Khi cài đặt chất lượng cao, loa bổ sung thường cấp thêm tín hiệu đã được delay. Thông thường, phải đo khoảng cách từ cụm chính đến cụm giữa ban công, sau đó trừ đi khoảng cách từ những loa bổ sung để xác định thời gian delay. (thí dụ, 120 feet đến những hàng ghế trung tâm ở ban công, trừ đi 20 feet từ loa bổ sung sẽ là 100 feet, hay 113 mili giây thời gian âm thanh đi đến vị trí trung bình ở ban công). Thông thường, thêm vào 15 mili giây cho phép tính thời gian âm thanh truyền đi để bảo vệ hiệu ứng thứ bậc.

Hình 16

Line array với thiết bị HF bổ sung.

Trong nhiều trường hợp, có thể bổ sung line array truyền thống với horn tần số cao để hỗ trợ việc cung cấp chất lượng âm thanh cao hơn và thậm chí sự phân tán tần số cao càng nhiều hơn nữa. Ở đây, line array hỗ trợ việc thu hẹp mô hình theo chiều dọc dưới khoảng 3kHz, sẽ cung cấp hướng xạ tốt hơn mà không bị mất độ phát tán theo chiều ngang.

Kiểu bố trí này hữu ích trong việc giảm tiếng reverb khi bị trần nhà phản dội, đặc trưng của nhiều nhà thờ và thính phòng nhỏ. Thêm horn HF và crossover thành một line array có sẵn, trong nhiều trường hợp, có thể là lựa chọn chi phí hiệu quả, cho phép cải tiến chất lượng âm thanh của từng cột (column) loa hiện có.

Hình 17

Line array chuyên dụng.

Ngày càng giảm sử dụng line array mũi nhọn cao cấp để điều chỉnh đặc tính định hướng đến phòng (room). Trong hình là thiết kế cho một cụm loa trung tâm cài đặt trong một hột trường lớn. Được dùng ở đây là hệ array với driver LF 15”, họng horn 2” và tweeter khe.

Hình 18

Xác định phạm vi bao phủ của loa.

Ở đây là horn HF với mô hình khá giống hình thang dùng để điều chỉnh mô hình hướng đến phòng, với vị trí thiết bị treo trên cao một chút ở phía trước vị trí micro. Hình trên bên phải hiển thị loa JBL 4660 nhìn từ khán giả. Hình dưới bên trái thể hiện khu vực điểm đến của phòng nhìn thấy từ thiết bị. Hình dưới bên phải là mô hình đồng khối (isobar) tại 8kHz. Mô hình này vẫn còn khá nhất quán trong giải tần của horn, xuống tới 1kHz.

Trên đây là những chia sẻ của Trung Chính Audio

Trên đây là một số ứng dụng và kinh nghiệm để có một hệ thống âm thanh cho trung tâm thương mại. Nếu bạn đang cần một hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, hãy liên hệ cho chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn dòng sản phẩm phù hợp,sau đó đưa ra phương án tối ưu hợp lý nhất cho bạn. 

Bài viết liên quan

Hội trường - sân khấu
Dàn âm thanh hội trường chuyên nghiệp : Tư vấn, lắp đặt, thiết kế: Bộ dàn âm thanh hội trường phòng họp, ánh sáng sân khấu biểu diễn chuyên nghiệp tại: Cơ quan nhà nước HĐND - UBND các cấp, Tập đoàn nhà máy, Trung tâm văn hóa thể thao, trường học

Thông báo - Công cộng
Hệ thống âm thanh thông báo nhà máy, nhà xưởngHệ thống âm thanh thông báo phân vùng, phát nhạc nền cho Tổ hợp nhà xưởng, nhà máy sản xuất và văn phòng các công ty, tập đoàn
Hệ thống âm thanh thông báo công cộngHệ thống âm thanh thông báo, cảnh báo báo cháy: di tản, thông báo bản tin, phát nhạc nền BGM
Âm thanh thông báo chung cư, tòa nhàHệ thống thông báo tòa nhà Chung cư: âm thanh chung cư quan trọng cho thông báo, cảnh báo. TCA đã thi công nhiều công trình âm thanh tòa nhà tại HÀ NỘI, HỒ CHÍ MINH

Phòng họp - Hội thảo
Hệ thống âm thanh phòng họp : Tư vấn, lắp đặt, thiết kế: Giải pháp phòng họp trực tuyến chuyên nghiệp. Ứng dụng hệ thống hội thảo TOA, BOSCH nền tảng kết hợp giải pháp kết nối trực tuyến, hệ thống truyền hình Polycom, AVer, Cisco chính hãng
Âm thanh phòng họp TOA: hội thảo, hội nghịHệ thống hội thảo - âm thanh phòng họp hội nghị: Hệ thống hội thảo Không dây Hồng ngoại,Hệ thống âm thanh hội thảo trực tuyến,Hệ thống hội thảo Có dây

Hệ thống âm thanh phòng họp BOSCHHệ thống hội thảo , âm thanh hội nghị phòng họp trực tuyến BOSCH nhập khẩu của ĐỨC. Giải pháp âm thanh được Văn phòng Chính phủ Việt Nam tin dùng.
Âm thanh hội thảo SHUREỨng dụng Hệ Thống Âm Thanh Hội Thảo Shure DIS-CCU : lắp đặt phòng họp hội nghị truyền hình trực tuyến cơ quan nhà nước. Shure DDS 5900