Hệ thống chỉ đường nhanh
Giúp bạn đến shop nhanh nhất có thể
Hiện nay có rất nhiều khách hàng đi mua loa sân khấu hội trường hay loa karaoke, và thắc mắc rằng không biết làm sao để đánh giá được độ nhạy của loa khi nghe nhạc, hát karaoke. Cần dựa vào những yếu tố nào mới có thể biết được. Đối với những người đã sành về âm thanh thì họ đã am hiểu về những vấn đề này, thế nhưng đối với những người không có kiến thức sâu thì đây là vấn đề khiến họ luôn tò mò và thắc mắc. Có nhiều người từng hỏi rằng “Độ nhạy của âm thanh có phải thước đo chất lượng âm thanh hay không?”. Để giúp bạn giải đáp được thắc mắc này, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn một số yếu tố kỹ thuật liên quan đến độ nhạy của loa như sau:
Thứ nhất : Đơn vị đo độ nhạy của loa được tính bằng decibel( ký hiệu dB). Đó là con số chỉ ra loa sẽ kêu to đến mức nào trong một mức điện đầu vào. Độ nhạy có thể đo bằng nhiều cách. Tuy nhiên, ngành công nghiệp audio có một phương pháp tiêu chuẩn chung để độ nhạy ở các loa khác nhau có thể dễ dàng so sánh với nhau. Độ to này hiện lớn nhất vẫn thuộc về dòng loa hội trường, còn nhỏ nhất thường là các dòng loa treo tường.
Thứ hai : Nơi lý tưởng và phù hợp nhất để đo thông số này đó là tại một căn phòng, hay cụ thể hơn là một nơi không có tiếng vọng về. Căn phòng này về cơ bản cần có diện tích lớn, cần phải có hệ thống tiêu âm hoàn hảo để loại bỏ hết âm dội về, hay nói cách khác nơi thử để đo dB cần phải bảo đảm 1 điều duy nhất: âm thanh phát ra từ nơi đó chỉ đến từ chiếc loa ta thử(kể cả âm dội về cũng không được).
Có thể bạn sẽ thích:
Mức điện áp tiêu chuẩn đầu vào là 2,83 volt, được hiểu là tương ứng với 1 watt nếu loa “đánh” với ampli ở mức trở kháng 8 ohm. Công suất ra của loa đo bằng watt được tính bằng công thức bình phương hiệu điện thế / trở kháng. Trong trường hợp này là 2,832 / 8 = 8,0089/8 =1. Nếu trở kháng là 4 ohm thì công suất sẽ là 2 watt.
Sau đó, sẽ phải đo đầu ra của loa thường được nhắc đến bằng mức nén âm thanh (SPL) và thể hiện ở số decibel. Người ta đo bằng cách đặt một microphone ở ngay phía trước loa. Cần chú ý phải đo đúng cùng một khoảng cách cho tất cả các loa, thường là 1 mét. Ở loa 3 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid, ở loa 2 đường tiếng, đặt micro ở giữa tweeter và mid-woofer.
Ngoài ra, không chỉ đo độ nhạy của loa chỉ ở một tần số rồi cho đó là đủ. Không giống ampli, loa luôn biến đổi trong đáp ứng tần số, có thể là +- 3dB, tùy vào các tần số.
Như vậy, khi nhìn những con số như 2,83V/m, bạn sẽ hiểu hơn về nó: loa được đo bằng điện áp đầu vào 2,83 volt, microphone được đặt cách mặt loa 1 mét. Còn cách viết 2,83V/2m nghĩa là microphone đặt cách mặt loa 2 mét. Ở 2,83V/m, hầu hết các loa sẽ cho output ở khoảng 80-90 dB, mức trung bình khoảng 87dB. Để tiện so sánh, tiếng chuông điện thoại di động có độ nhạy 80dB, tiếng xe tải chạy trên đường là 90dB, tiếng 1 chiếc loa phóng thanh cầm tay còn tiếng nói chuyện bình thường là 60dB. Do đó, với 2,83 volt, loa cho lượng âm thanh không phải là nhỏ.
Tuy nhiên, trong khi 1 watt có vẻ như tạo ra độ lớn âm thanh đáng kể, một số người có thể nghĩ rằng không có khác biệt lớn giữa 80dB và 90dB. Kỳ thực, chệnh lệch 10dB có thể tương đương với việc bạn bật gấp đôi volune. Loa chơi ở mức 90dB nghe to như gấp đôi so với 80dB.
Để tăng output lên khoảng 3dB nữa sẽ đòi hỏi tăng gấp đôi công suất ampli. Như vậy, bạn sẽ nhận ra là cần rất nhiều công suất ampli để đưa loa có độ nhạy thấp lên mức output cao. Đó là lý do tại sao người ta mua ampli công suất thấp đi liền với loa có độ nhạy cao và ampli công suất cao đi với loa có độ nhạy thấp.